Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân trong khí thế sục sôi cách mạng đã biểu tình thị uy chiếm Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc Tổng Khởi nghĩa Tháng Tám 1945 lịch sử, giành chính quyền về tay nhân dân.

Hà Nội đang vào Thu. Một nét Thu rất riêng của Người Hà Nội. Nhớ 61 năm về trước phố phường Hà Nội rùng rùng chuyển động, chuyển mình trong một vận hội có một không hai trong lịch sử. Và giữa sự chuyển động ấy đã tạo nên một mùa Thu – mùa Hà Nội.

Những ngày này Thu đang mang những hơi thở ấm nồng vào lòng thành phố. Thu đang đem nắng làm quả chín trên cành và Thu đang cho tôi niềm tin. Niềm tin có được từ thế hệ cha anh hơn 60 năm trước đem lại. Vâng 61 năm trước, Đại tướng Nguyễn Quyết còn là một thanh niên ngoài 20 tuổi, ở cái tuổi ấy thế hệ hiện nay mới chỉ biết đến ăn đến học đã đâu biết đến thế sự. Vậy mà tháng 8 –1945 ông đã làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và cùng 500 đảng viên trong Đảng bộ Hà Nội làm được cái điều tưởng khó làm nhất – Lãnh đạo 20 vạn người dân Hà Nội nhất tề đứng lên giành chính quyền. Ngồi trước mặt tôi bây giờ là một cụ ông ngoài 80 tuổi, nước da hồng đỏ và đặc biệt là sự nhiệt thành vẹn nguyên - Đại tướng Nguyễn Quyết say sưa kể lại về những ngày tháng Tám của năm 1945 “Lúc đó Nhật có độ một vạn quân đóng trong nội thành, tuy chúng đã đầu hàng Đồng minh song nếu chúng ta đối đầu trực tiếp với chúng thì rất bất lợi cho cách mạng. Quân Nhật vẫn còn là chỗ dựa cho bọn tay sai thân Nhật đang nắm quyền ở Hà Nội”.

Cần phải bình tĩnh để đón nhận thời cơ do cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền. Và thời cơ đó đã đến. Vào chiều tối 16/8/1945 lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhận được thông tin cho biết vào ngày 17/8/1945 sẽ có cuộc mít-tinh lớn do Tổng hội viên chức Hà Nội tiến hành nhằm hô hào nhân dân ủng hộ chính quyền thân Nhật: Ngay trong đêm 16-8 đáng nhớ ấy, Thành ủy Hà Nội đã họp tổ phân tích tình hình và xác định mục tiêu. Bên cạnh đó, mặc dù quân Nhật đã đầu hàng nhưng một cuộc họp gọi là “Hội nghị tư vấn Bắc Kỳ” do bù nhìn thân Nhật tổ chức vẫn tiến hành tại nhà Trí Tri. Hội nghị này nhằm mục tiêu chống lại tinh thần khởi nghĩa của Việt Minh.

Trở lại Hà Nội những ngày đầu tháng 8 năm 1945 như cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nội – do NXB Hà Nội xuất bản năm 1989 ở trang 164 đã nêu rõ: “Căn cứ vào những diễn biến mới nhất của tình hình, các đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa ở Hà Nội. Nhưng tiến hành khởi nghĩa ra sao trước một lực lượng quân sự, tuy đã hoang mang, nhưng rất còn lớn và tập trung của Nhật? Qua tranh luận sôi nổi, Ủy ban vẫn chưa đạt được kết luận dứt khoát. Cũng có ý kiến cho rằng Hà Nội nên đợi lực lượng quân sự từ chiến khu về để phối hợp nổi dậy. Tuy nhiên đa số thấy cần phải nắm chắc hơn nữa thái độ của Nhật cũng như của chính quyền bù nhìn”.

Như vậy, Thành ủy Hà Nội với sự phân tích tình hình thực tế đã cho thấy: Cần phải bình tĩnh để đón nhận thời cơ do cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền. Và thời cơ đó đã đến. Vào chiều tối 16/8/1945 lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhận được thông tin cho biết vào ngày 17/8/1945 sẽ có cuộc mít-tinh lớn do Tổng hội viên chức Hà Nội tiến hành nhằm hô hào nhân dân ủng hộ chính quyền thân Nhật: Ngay trong đêm 16-8 đáng nhớ ấy, Thành ủy Hà Nội đã họp tổ phân tích tình hình và xác định mục tiêu. Bên cạnh đó, mặc dù quân Nhật đã đầu hàng nhưng một cuộc họp gọi là “Hội nghị tư vấn Bắc Kỳ” do bù nhìn thân Nhật tổ chức vẫn tiến hành tại nhà Trí Tri. Hội nghị này nhằm mục tiêu chống lại tinh thần khởi nghĩa của Việt Minh.

Ở Hà Nội hiện có một đường phố nằm dọc theo sườn phía Đông thành Hà Nội, con đường ấy được mang tên vị Anh hùng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giải phóng dân tộc thời Bắc thuộc giữa thế kỷ VI, ông tên là Lý Bôn sau này khi xưng vương lập nên có niên hiệu là Lý Nam Đế. Phố Lý Nam Đế vì thế chăng mà chúng tôi tình cờ được gặp nhiều cụ mà tháng 8 năm 1945 đã cùng toàn dân Hà Nội xuống đường cướp chính quyền? Đó là các cụ Hoàng Đức Nghi, Phạm Quý, Nguyễn Xuân Phong… Giờ các cụ đều đã ngoài 80 nhưng hồi ức còn nóng hổi. Cụ Hoàng Đức Nghi đã kể với chúng tôi về việc lật tẩy cái gọi là “Hội nghị Trí Tri” ấy: “Cán bộ Việt Minh Hà Nội đã vạch rõ rằng đi theo Nhật là chết, đi theo Việt Minh là sống. Vì Nhật đã đầu hàng rồi”.

Với việc lật tẩy âm mưu của bè lũ thân Nhật ở Hà Nội trong cuộc họp ở nhà Khai Trí và đặc biệt là thắng lợi khi cán bộ Việt Minh giành diễn đàn trong cuộc mít-tinh ủng hộ bù nhìn thân Nhật thành mít-tinh ủng hộ Việt Minh là một thời cơ hết sức độc đáo nghiêng về phía có lợi cho cách mạng ở Hà Nội. Ngay trong đêm 17-8-1945, Thành ủy Hà Nội đã báo cáo Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ và xác định ngày 19/8/1945 toàn thành phố nổi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền.

Như vậy cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945 trước hết là một cuộc khởi nghĩa chớp thời cơ đúng đắn có tính chủ động nhất. Bởi lúc này Quân lệnh số 1 do điều kiện giao thông liên lạc nên chưa về tới Hà Nội tức là Thành ủy Hà Nội đã quán triệt sâu sắc tư tưởng: Tự lực cao, cấp tốc tiến hành khởi nghĩa, không tự bó tay, ỷ lại trông chờ trong khi tình thế cách mạng đã chín muồi. Sự chủ động này có thể nói là một sáng suốt của Thành ủy Hà Nội lúc đó. Một khi tinh thần nhân dân lên đến điểm đỉnh. Một khi tinh thần bù nhìn thân Nhật hoang mang. Một khi tinh thần 1 vạn quân Nhật rệu rã và mong chờ về nước. Đã tạo thành một thời cơ cho Đảng bộ và nhân dân Hà Nội. Thời cơ chỉ có một lần nếu không tranh thủ thời cơ thì khởi nghĩa sẽ không thành công.

Cụ Phạm Quý hồ hởi nói thêm “Tôi lúc đó là một tổ viên Việt Minh được phân công vận động thanh niên các phố quanh đây lập thành các đoàn cùng với nhân dân đi dọc các phố tiến về Nhà hát Lớn, vừa đi chúng tôi vừa hô: “Ủng hộ Việt Minh”. Còn cụ Nguyễn Xuân Phong nhớ lại: “Chúng tôi chia làm hai bộ phận. Một đi về Trại Bảo an binh để nói với quân Nhật ở đó là: Chúng tôi nổi dậy giành chính quyền từ tay bù nhìn, chúng tôi muốn lính Nhật không can thiệp. Bộ phận kia đi về Phủ Khâm sai, ở đây đã có rất đông người, mọi người công kênh nhau trèo vào bên trong”.

Như vậy cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945 trước hết là một cuộc khởi nghĩa chớp thời cơ đúng đắn có tính chủ động nhất. Bởi lúc này Quân lệnh số 1 do điều kiện giao thông liên lạc nên chưa về tới Hà Nội tức là Thành ủy Hà Nội đã quán triệt sâu sắc tư tưởng: Tự lực cao, cấp tốc tiến hành khởi nghĩa, không tự bó tay, ỷ lại trông chờ trong khi tình thế cách mạng đã chín muồi. Sự chủ động này có thể nói là một sáng suốt của Thành ủy Hà Nội lúc đó. Một khi tinh thần nhân dân lên đến điểm đỉnh. Một khi tinh thần bù nhìn thân Nhật hoang mang. Một khi tinh thần 1 vạn quân Nhật rệu rã và mong chờ về nước. Đã tạo thành một thời cơ cho Đảng bộ và nhân dân Hà Nội. Thời cơ chỉ có một lần nếu không tranh thủ thời cơ thì khởi nghĩa sẽ không thành công.

Cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội 19/8/1945 là một cuộc khởi nghĩa khôn khéo. Bởi thứ nhất là lực lượng cách mạng ở Hà Nội đã làm tốt việc phân hóa hàng ngũ địch kết hợp với giải thích, thuyết phục quân Nhật, khiến chúng không thể liên hệ hay chi viện cho nhau. Tay sai bù nhìn bị cô lập chúng không thể ngăn cản được cách mạng. Binh lính Nhật dù trang bị mạnh và đông song như Đại tướng Nguyễn Quyết đã nói về quan điểm của ta với quân Nhật: “Cách mạng là nhân đạo, chúng tôi là nhân đạo, chúng tôi sẽ giành được chính quyền. Và các anh nên nghĩ đến chuyện yên ổn hồi hương”. Sự khôn ngoan này mà khi hơn 20 vạn quần chúng chi có tay không tuần hành thị uy trên đường phố Hà Nội, quân Nhật đã “án binh bất động”, chúng đã coi đây là công việc của người Việt Nam.

Quần chúng cách mạng hoàn toàn rảnh tay để đối phó với bọn tay sai bù nhìn. Có được điều này một phần là quần chúng cách mạng tuy rất đông đảo nhưng đã thống nhất mục tiêu hành động; quần chúng tuyệt đối tránh va chạm với quân Nhật – Bài học này là một sự khôn ngoan mà Thành ủy Hà Nội tạo được trong ngày 19/8/1945. Do đó dù không có vũ khí, dù không có lực lượng vũ trang nhưng chúng ta không sợ vì sẽ không có chuyện các bên dùng vũ khí chống lại nhau.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8/1945 ở Hà Nội là một cuộc cách mạng triệt để nhất, sáng tạo nhất những luận điểm về vũ trang cách mạng mà Lê-nin đã nêu ra. Trông vào ngày 19/8/1945 chúng ta thấy bạo lực của vũ trang cách mạng là điều kiện đủ chứ chưa hẳn là điều kiện phải có trong cuộc khởi nghĩa quyết định này. Do đó lựa chọn của Thành ủy Hà Nội là không tác chiến, không phải dùng đến bạo lực cách mạng, không trông chờ vào lực lượng vũ trang cách mạng - chỉ bạo lực là khí thế quần chúng dưới sự lãnh đạo chủ động, kịp thời, sáng suốt và cụ thể đã làm nên một cuộc “giành chính quyền hết sức ngoạn mục”. Bức ảnh mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản chụp được cho thấy lực lượng quần chúng ào ào tiến vào Phủ Khâm sai, một biểu hiện sức mạnh của quần chúng.

Không có tác chiến, không có đổ máu – Nhưng có chính quyền. Đó là một minh chứng hùng hồn khi nói rằng: Khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19-8-1945 ở Hà Nội là một cuộc Cách mạng không tiếng súng duy nhất trong lịch sử phong trào cách mạng thế giới. Đó là Hà Nội. Đó là Việt Nam.

Lại một mùa Thu nữa lại về - Mùa Hà Nội của năm 2006 hứa hẹn những dự báo chuyển mình mới cho Thủ đô. Tôi lắng mình vào mùa thu Hà Nội để thêm yêu tin, thêm tự hào./.