Mặc dù vốn rất kính trọng cụ Phan nhưng với tư duy phản biện của mình, Nguyễn Tất Thành vẫn thấy chưa có đủ căn cứ để tin theo con đường cứu nước mà cụ Phan Bội Châu cũng như nhiều chí sĩ yêu nước thời đó đã lựa chọn. Năm ấy, Người 15 tuổi.

Nếu chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành năm đó sang Nhật thì hẳn cuộc đời của Người đã đổi khác và cũng có thể con đường của cách mạng Việt Nam cũng sẽ đi theo một hướng khác. Nhưng không, Người đã ở lại quê hương, sau đó vào Huế học thêm rồi đi Sài Gòn. Năm 1911, Người mới quyết định sang Pháp.

Trước Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh) đã có nhiều người Việt Nam sang Pháp. Nhưng Nguyễn Tất Thành là người Việt Nam đầu tiên khi sang Pháp đã gặp ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, với bản chất vừa cách mạng vừa khoa học, đáp ứng đúng lòng mong ước của Người. Được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người viết: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

HOÀI THANH (tổng hợp)