Đầu năm 1967, tôi được giao nhiệm vụ cùng một số đồng chí nghiên cứu làm một cây cầu bằng dây cáp vượt sông Tà Lê trên đường Quyết Thắng của Trường Sơn để chuẩn bị cho chiến dịch vận tải lớn mùa khô 1967-1968. Cũng vì thế tôi có may mắn được tham gia thiết kế và thi công

Đón các gia đình chính sách đến khám bệnh, cấp thuốc miễn phí ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Ảnh: VĂN GIANG

một chiếc cầu treo cũng bằng dây cáp trên tuyến giao liên song song với đường 20 cùng các chiến sĩ trung đội 4 thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 25 công binh Anh hùng. Chúng tôi đã làm nên một cây cầu vắt vẻo ngang lưng trời, cách mặt nước chừng vài chục mét.

Cây cầu thi công xong, cấp trên lại giao cho chúng tôi tạm thời quản lý để duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho những đoàn quân ra vào mặt trận suốt ngày đêm. Đang mùa mưa Trường Sơn, có nhiều thời gian rảnh, tôi thường cùng anh em ra trực cầu để theo dõi độ an toàn của công trình.

Ngày 7-6-1967, trời không mưa, nắng sớm vừa le lói trên những ngọn cây đã thấy tàu càng (hình như loại máy bay L19) của Mỹ vè vè trên đầu nhòm ngó ngầm Tà Lê, trong đó có khu vực đóng quân của chúng tôi. Đêm hôm trước, tôi vừa nhận lệnh: sáng 7-6-1967, ra trực cầu sớm, chuẩn bị bảo đảm an toàn cho đoàn khách đặc biệt từ phía trong hành quân ra Bắc. Từ rất sớm, tôi đã có mặt cùng anh em chuẩn bị lán trại đón khách này trước khi họ qua cầu.

Mọi người đang tíu tít chuẩn bị thì bóng cô giao liên quen thuộc đã xuất hiện ngay sườn đồi sau nhà đón tiếp, đằng sau là tiếng lao xao của trẻ em. Tôi ngạc nhiên chạy vội ra thì gặp ngay một ông già tóc đã bạc trắng, trông khá quắc thước. Ông già vui vẻ ôm chầm lấy tôi, tự giới thiệu mình là Tuyết, cán bộ kháng chiến Thừa Thiên-Huế, mới 52 tuổi, thương tật đầy người. “Bị cả Pháp lẫn Mỹ mấy lần tống khám hành hạ tới số vì mình hoạt động du kích mà. Lần này cấp trên bắt mình ra Bắc chữa thương, chữa bệnh kết hợp làm nhiệm vụ dẫn đoàn thương binh nhỏ này ra Hà Nội giao cho Ban thống nhất Trung ương”. Bác Tuyết vừa nói xong, tôi đã thấy lố nhố những cái đầu, những khuỷu tay cuốn băng trắng đang thận trọng bám nhau tụt dốc xuống nhà đón khách của chúng tôi.

Bác Tuyết lại giới thiệu: “Toàn con em cách mạng cả đấy. Cháu lớn nhất chưa quá 14 tuổi, có cháu mới 8, 9 tuổi nhưng dũng cảm, gan lì dễ sợ, coi thường mấy chú “Mẽo” mặt búng ra sữa. Bữa nọ, mấy thằng “Mẽo” lơ mơ vào xóm bị mấy cháu lừa cho một vố ớn thấy mồ... Thế là bọn tề ngụy vồ trọn các cháu, đánh đập tới số. Nhiều cháu hôm nay chân vẫn phải bó bột nằm cáng

Mọi người đang tíu tít chuẩn bị thì bóng cô giao liên quen thuộc đã xuất hiện ngay sườn đồi sau nhà đón tiếp, đằng sau là tiếng lao xao của trẻ em. Tôi ngạc nhiên chạy vội ra thì gặp ngay một ông già tóc đã bạc trắng, trông khá quắc thước. Ông già vui vẻ ôm chầm lấy tôi, tự giới thiệu mình là Tuyết, cán bộ kháng chiến Thừa Thiên-Huế, mới 52 tuổi, thương tật đầy người. “Bị cả Pháp lẫn Mỹ mấy lần tống khám hành hạ tới số vì mình hoạt động du kích mà. Lần này cấp trên bắt mình ra Bắc chữa thương, chữa bệnh kết hợp làm nhiệm vụ dẫn đoàn thương binh nhỏ này ra Hà Nội giao cho Ban thống nhất Trung ương”. Bác Tuyết vừa nói xong, tôi đã thấy lố nhố những cái đầu, những khuỷu tay cuốn băng trắng đang thận trọng bám nhau tụt dốc xuống nhà đón khách của chúng tôi.

hoài”.

Bỗng bác Tuyết trầm ngâm: “Trên đường đi mình càng rõ, thì ra bọn nhỏ ngày nay ghê thật, chúng nói với tôi: “Cháu Bác Hồ không sợ Mỹ-ngụy, phải như anh Kim Đồng ở Cao Bằng chứ!”. Chúng nói và chúng làm. Từ bữa rời chiến khu Thừa Thiên-Huế tới đây đã gần nửa tháng có lẻ, đi đường khó nhọc lắm mà chúng cứ vui như sáo. Đường dốc quanh co, lắm suối, nhiều đèo mà chúng cứ động viên nhau, dìu nhau đi băng băng, khiến mình cũng phải cố gắng đi theo cho kịp chúng”.

Lúc bác Tuyết đang tâm sự với tôi thì mấy chú công binh trẻ đã tổ chức một cuộc liên hoan nhỏ ngay bên lèn đá cạnh dòng Tà Lê. Hình như tiệc liên hoan chỉ là mấy phong lương khô của lính và ít chùm quả rừng hái vội. Tôi chợt nhìn thấy mấy bó hoa rừng đỏ rực xếp ngổn ngang có lẽ dùng làm quà tặng. Bỗng một giọng hò Huế trẻ thơ của một cháu gái vút lên khiến cả bác Tuyết và tôi phải dừng câu chuyện để sang tham gia liên hoan với các cháu.

Tôi hỏi chuyện các cháu. Thật ra, tới ngày hôm đó, tôi vẫn chưa có may mắn được đặt chân lên đất cố đô mà chỉ mới biết Huế qua sách vở và những câu chuyện của mấy cháu thương binh “nhí” kể về những trận càn của Mỹ-ngụy quanh kinh thành và các cháu đã cùng cha mẹ, bà con chòm xóm đánh Mỹ ra sao. Các cháu không đả động gì đến các vết thương đang mang trên mình. Còn cô giao liên đồng hương cùng đi theo đoàn thì kể vanh vách từng cháu bị thương ở đâu, trong trận nào, ngày tháng năm nào...

Mang trên mình những vết thương nặng nhẹ khác nhau, lại đi bộ ròng rã hàng chục ngày trời, thế mà các em chẳng có chút gì bi lụy. Phải chăng cái vô tư của tuổi thơ, nhưng trước hết chính là dòng máu anh hùng đang kết tinh trong đường gân, thớ thịt khiến các cháu không chỉ khi chiến đấu thì dũng cảm, kiên cường, khi bị thương lại không ngại ngần đau đớn. Tất cả các cháu đều xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc Việt Nam thời chống Mỹ, cứu nước.

Giờ phút chia tay cũng đã đến. Tôi và những anh lính trẻ công binh bịn rịn dắt tay từng cháu lên chiếc cầu treo trong nắng sớm cùng với những bó hoa rừng hái vội làm quà.

ĐẶNG HƯƠNG