Cụ ra đi vào sớm ngày Mồng 3 Tết năm 1967, khi vừa tròn 60 tuổi... Mẹ Hưng sinh tôi tròn một tuổi thì cha tôi ra mặt trận nên anh em tôi chỉ được biết về chiến thắng này qua những bài học lịch sử và qua những gì mà cha tôi ghi chép để lại. Sau này, được gặp gỡ các chú là đồng đội của cha mà chúng tôi biết thêm nhiều chuyện cảm động trong cuộc đời binh nghiệp 14 năm của ông, trong đó có những ngày tham gia Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947”.

leftcenterrightdel
Thiếu tướng Trần Tử Bình, năm 1948. Ảnh tư liệu 

Năm 1947, đồng chí Trần Tử Bình là “dự bị Bí thư” QQQ (Quân ủy Trung ương) kiêm Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ thuộc Chính trị Cục, Bộ Tổng tư lệnh. Khi quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, rồi xuất hiện trên Đường số 4 và dọc sông Lô, Bộ Tổng chỉ huy đã điều chỉnh lại lực lượng và giao nhiệm vụ cho các cán bộ cao cấp của Bộ Tổng tư lệnh ra ngay các mặt trận. Trần Tử Bình và Lê Thiết Hùng đốc chiến mặt trận Sông Lô-Đường số 2, đánh quân thủy, bộ vận động, ngăn chặn tăng viện tiếp tế, tiến tới bẻ gãy gọng kìm phía tây.

Anh Chiến nói: “Cha tôi kể lại, mặt trận Sông Lô-Đường số 2 chính là mặt trận Khu 10; Tư lệnh là đồng chí Bằng Giang và Chính trị ủy viên là đồng chí Song Hào. Khi cha tôi cùng ông Lê Thiết Hùng xuống đốc chiến, vừa phi ngựa tới Sở chỉ huy Khu 10 đã thấy anh em nóng lòng chờ đợi và triển khai ngay cuộc họp, nghe Tư lệnh Bằng Giang trình bày về hướng tấn công, thiết lập gọng kìm phía tây đánh lên Việt Bắc của quân Pháp”.

Ngày 10-10-1947, đúng như dự đoán, binh đoàn Communal với 35 tàu chiến từ Hà Nội ngược sông Hồng lên Việt Trì và rẽ vào sông Lô. Dù đã nhiều lần pháo kích bắn chặn ở Phan Dư, ở Đoan Hùng nhưng quân dân Khu 10 chưa bắn chìm được chiếc tàu nào vì pháo toàn bắn vọt tầm. Tàu chiến của địch lại càng nghênh ngang vừa bắn vào làng mạc ven hai bờ sông vừa xình xịch tiến lên. Hai cán bộ đốc chiến của Bộ Tổng tư lệnh lập tức họp bàn cùng Bộ chỉ huy mặt trận. Chỉ huy pháo binh Doãn Tuế có mặt đã đưa ra ý kiến: Vì khoảng cách quá gần, không thể bắn theo phương pháp cổ điển mà phải đưa pháo xuống sát bờ sông, rồi dùng kỹ thuật ngắm thẳng nòng vào mục tiêu mà bắn. Kỹ thuật này được triển khai ngay xuống các khẩu đội pháo. Còn Trung tướng Hồng Cư, lúc bấy giờ là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca nhớ lại: Ngày 12-10, tại Bình Ca cửa ngõ Tuyên Quang, Tiểu đoàn 42 chủ lực bộ dùng bazoca do quân giới Việt Nam chế tạo, đặt sát bờ sông, bắn chìm tàu địch đầu tiên. Tiếp đó, tiểu đoàn đánh bại cuộc đổ bộ của địch lên Bình Ca.

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự Đại hội Khu 10 sau Chiến thắng sông Lô, năm 1947. 

Sau đó liên tiếp là chiến thắng Khoan Bộ (ngày 23-10), Đoan Hùng (ngày 24-10). Hai tàu chiến của địch bị bắn chìm, 2 tàu khác bị trúng đạn, hư hỏng nặng. Báo chí Pháp lập tức gọi đây là “thảm họa Đoan Hùng”. Gọng kìm đường thủy bị chặt đứt 10 ngày, địch phải thả dù tiếp tế cho bộ binh ở Tuyên Quang và Chiêm Hóa. Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lệnh đưa pháo binh lên đánh ở sông Gâm, buộc địch phải rút khỏi Chiêm Hóa. Lợi dụng địa thế dòng sông hẹp, nước chảy xiết, trung đội sơn pháo vừa chiến thắng ở Đoan Hùng lên phục kích ở ngã 3 sông Lô-sông Gâm. Trận này được gọi là trận đánh Khe Lau...

Đến ngày 21-11-1947, binh đoàn Communal phải rút quân khỏi Tuyên Quang. Cuộc “hợp vây” của hai gọng kìm phía đông và phía tây tại Đài Thị không diễn ra như dự kiến. Quân dân Khu 10 dưới sự chỉ huy của hai cán bộ đốc chiến Lê Thiết Hùng, Trần Tử Bình cùng Chính ủy Song Hào, Tư lệnh Bằng Giang đã thực hiện xuất sắc lời kêu gọi của Bác, bẻ gãy gọng kìm phía tây cuộc hành binh của quân Pháp.

KIẾN QUỐC