Nà Loáng còn lưu bóng NgườiNà Loáng còn lưu bóng Người
Hơn 73 năm đã qua, đồng bào các dân tộc xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) luôn tự hào khi được nhắc đến là một phần trong lịch sử vẻ vang của Đảng, nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2-1951.
Xem chi tiết >>
Nơi ra đời Ngày Thương binh - Liệt sĩNơi ra đời Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Theo đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, chúng tôi đến Khu di tích lịch sử quốc gia 27-7 tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi ghi dấu sự ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7-1947.
Xem chi tiết >>
Cờ Đỏ nơi gieo mầm cách mạngCờ Đỏ nơi gieo mầm cách mạng
Ngày 10-11-1929, tại căn chòi nhỏ của đồn điền Cờ Đỏ, xã Thới Đông, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ được thành lập. Chi bộ ra đời, khẳng định vai trò lịch sử và sự ảnh hưởng với phong trào cách mạng ở Cần Thơ và các tỉnh miền Hậu Giang, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta lên tầm cao mới.
Xem chi tiết >>
Về quê hương Tự vệ đỏVề quê hương Tự vệ đỏ
Làng Yên Phúc (nay thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) là nơi thành lập Đội Tự vệ đỏ đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Những câu chuyện về phong trào cách mạng và chí khí của đội viên Tự vệ đỏ vẫn lưu truyền cho thế hệ hôm nay.
Xem chi tiết >>
Lao Khô lưu giữ tình hữu nghị Việt-LàoLao Khô lưu giữ tình hữu nghị Việt-Lào
Tháng 7-2024, chúng tôi được Thượng úy Vàng A Nu, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Chiềng On (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) đưa tới thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La), nơi đồng chí Kaysone Phomvihane (sau này là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào) đã sống và hoạt động cách mạng từ năm 1948.
Xem chi tiết >>
Những vết đạn trên hàng rào Bắc Bộ PhủNhững vết đạn trên hàng rào Bắc Bộ Phủ
Trong cái ầm ào xe cộ qua lại ngược xuôi của đô thị hiện đại, khi dạo bước bên Hồ Gươm, người ta vẫn cảm nhận được sự thanh bình của một góc riêng Hà Nội mỗi độ thu sang. Cách đây gần 80 năm (năm 1946), cũng tại khu Hồ Gươm thanh bình này đã diễn ra những trận đánh ác liệt giữa cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn, lực lượng vũ trang Thủ đô và quân Pháp trong nội thành Hà Nội những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Vết tích của những trận đánh trên thực địa gần như không còn, ngoại trừ mấy chục vết đạn bắn thẳng còn hằn lên hàng rào của tòa nhà Bắc Bộ Phủ (số 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm).
Xem chi tiết >>
Trụ sở Bộ Quốc phòng đặt trong… trường họcTrụ sở Bộ Quốc phòng đặt trong… trường học
Trường nữ sinh Đồng Khánh (Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội ngày nay) được chọn là trụ sở của Bộ Quốc phòng từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (tháng 9-1945) cho đến Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Đây cũng là nơi làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng nhiều cán bộ cấp cao của Quân đội ta lúc bấy giờ.
Xem chi tiết >>
Trại Diền ghi dấu chiến côngTrại Diền ghi dấu chiến công
Điểm di tích Chiến thắng Trại Diền (thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) nay trở thành di tích cách mạng và kháng chiến, ghi dấu trận chiến đấu không cân sức giữa Đại đội 3 bộ đội địa phương tỉnh Hà Đông (nay thuộc TP Hà Nội) và thực dân Pháp vào tháng 10-1952.
Xem chi tiết >>
Tháng Tám lịch sử - chuyện kể từ bảo tàngTháng Tám lịch sử - chuyện kể từ bảo tàng
Từ kinh nghiệm Khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23-11-1940), Đảng bộ Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã năng động, sáng tạo trong chuẩn bị lực lượng cách mạng cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; tạo sức mạnh tổng hợp đưa khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi và bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng. 79 mùa thu đi qua, bầu không khí tổng khởi nghĩa sục sôi ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định ngày ấy đang được tái hiện sống động trong các bảo tàng ở Thành phố mang tên Bác...
Xem chi tiết >>
Nghĩa cử tri ân từ những bức chân dungNghĩa cử tri ân từ những bức chân dung
Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều phong trào, hành động cụ thể, thiết thực để tri ân sự cống hiến của thế hệ đi trước. Việc phục hồi di ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ hay số hóa thông tin phần mộ liệt sĩ... là những việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Xem chi tiết >>
go top